6 hiện tượng thường xảy ra khi sơn nhà cũ và cách khắc phục – Phần 1

sơn nhà cũ

Sơn nhà cũ là công đoạn thi công làm mới và tân trang tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách thì lớp sơn mới này dễ xảy ra các vấn đề. Bài viết dưới đây Inno Paints sẽ mang đến cho bạn đọc 6 vấn đề thường xảy ra nhất khi sơn nhà cũ. Và chúng tôi cũng gợi ý những cách khắc phục hiệu quả nhất để chống thấm toàn diện cho ngôi nhà.

I. Lớp sơn nhà cũ bị nứt và vón cục 

sơn nhà cũ
Lớp sơn nhà cũ bị nứt và vón cục

Những đường vân sơn xuất hiện ở những lớp sơn đầu tiên. Ban đầu chúng có thể mở nhạt. Nhưng ở những lớp tiếp theo sẽ có xu hướng đậm và rõ ràng hơn. Xuất hiện sâu hơn biến thành các mảng vảy khô và lởm chởm. Dấu hiệu này xuất hiện ở nhiều phần bề mặt tường, cả trong và ngoài nhà. Những chỗ có thạch cao và cả vách ngăn. 

1. Nguyên nhân nào khiến lớp sơn bị nứt? 

Đó là do bề mặt tường chưa được chuẩn bị và vệ sinh sạch sẽ. Pha sơn quét tường quá loãng hay sơn quá mỏng, quá nhẹ tay cũng có thể khiến lớp sơn bong ra. Nhưng nếu bạn dùng tay quá mạnh trong khi sơn thì có thể dẫn đến hiện tượng vón cục do những bụi bẩn còn sót lại trên tường. Khi lớp sơn lăn qua quá dày và chúng khô đi, các lỗi sẽ hiện lên rõ ràng. Hoặc các vết nứt xuất hiện có thể do thời gian sử dụng của sơn đã hết. Lớp sơn trở nên giòn, kém thích ứng với sự biến đổi của nhiệt độ và độ ẩm của môi trường.

2. Cách sửa chữa hay phòng ngừa lớp sơn nhà cũ bị nứt là gì? 

Nếu lớp sơn bị hư hỏng trên bề mặt rộng, không còn cách nào khác là phải sơn lại toàn bộ bề mặt. Nếu cảm thấy có thể sửa chữa ở nơi bị hỏng từng chút một, hãy thực hiện các thao tác sau:

  • Cạo bỏ tất cả phần sơn bị nứt sơn bị nứt và bong tróc. Sử dụng bàn chải, bàn chải sắt, súng tỏa nhiệt hoặc hóa chất để thực hiện công việc này triệt để nhất. (Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề để lựa chọn dụng cụ phù hợp).
  • Làm sạch và đánh bóng bề mặt tường sơn.
  • Sơn lại các điểm có vấn đề. Chú ý quét chổi hoặc di cong con lăn đúng cách, đúng cường độ để tránh sơn quá mỏng hoặc quá dày. Đối với thi công bằng chổi cọ, nhúng cọ vào sơn để sơn nước phủ đến một phần ba chiều dài lông. Nếu sử dụng con lăn, hãy nhúng đẫm lần lượt từng nửa khay con lăn. Lấy sạch các xơ vải ra khỏi vỏ con lăn mới. 

Để tránh việc sơn tích tụ quá nhiều ở các góc, nơi mà các lớp sơn thường chồng lên nhau thì nên dùng chổi quét những vị trí này trước. Khi sơn xong một lớp, hãy kiên nhẫn đợi chúng khô hoàn toàn. Như vậy các lớp sơn tiếp mới được mượt và không bị bong lớp cũ. 

II. Lớp sơn nhà cũ bị bong tróc

sơn nhà cũ
Lớp sơn nhà cũ bị bong tróc

Lớp sơn bị bong là hiện tượng dễ thấy cả ở trong và ngoài bề mặt sơn tường. 

1. Nguyên nhân lớp sơn bong tróc?

Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này đó là độ ẩm quá lớn. Mặc dù một phần cũng là do kỹ thuật chuẩn bị không đúng cách. Độ ẩm bên trong nhà quá cao, bể nước bị rò rỉ trong thời gian dài. Hoặc hệ thống thoát nước bị hỏng khiến nước tích đọng trên trần quá lâu. Đó chính là nguyên nhân khiến lớp sơn trong phòng tắm, nhà bếp, trên trần bong từng mảng. 

Bên ngoài ngôi nhà, hiện tượng bong tróc có thể là do hệ thống trám trét không đầy đủ. Máng xối bị tắc, mái dột hoặc hơi ẩm bên trong thấm qua các bức tường bên ngoài. Hiện tượng bong tróc cũng có thể xảy ra nếu sơn được phủ lên bề mặt ẩm ướt. Những phần tường tiếp xúc gần với đất cũng dễ bị bong nhất. 

2. Cách sửa và phòng việc sơn bong tróc

Cải thiện hệ thống thông gió bên trong ngôi nhà như quạt thông gió. Lỗ thông hơi trên tường hoặc cửa gió. Nếu làm nhà thì lưu ý chọn những hướng nhà thoáng mát.  

Đối với các không gian bên ngoài hãy loại bỏ lớp sơn bong tróc. Có thể chà nhám, làm sạch và sơn lót những vùng bị hỏng trước khi sơn lại. Đặc biên cần sử dụng sơn chống thấm cho toàn bộ ngoại thất nhà. 

III. Sơn nhà cũ bị lên phấn

sơn nhà cũ
Sơn nhà cũ bị lên phấn

Chất phấn trắng mịn qua thời gian hình thành trên bề mặt sơn ngoại thất. Khi bạn dùng tay quét qua, bàn tay của bạn sẽ phủ đầy lớp phấn. Nếu vô tình quẹt quần áo qua thì rất nhanh sẽ quét theo lớp bụi phấn dày. 

1. Nguyên nhân làm cho sơn bị phấn?

Các chất tạo màu trong sơn được giải phóng tự nhiên khi tiếp xúc với sự thay đổi thời tiết. Do đó, một số lớp phấn sẽ được hình thành theo thời gian. Nhưng cũng có những trường hợp do dùng sai loại sơn. Dùng sơn chất lượng kém, có hàm lượng phụ gia sơn trắng cao. Pha sơn quá loãng cũng có thể dẫn đến hiện tượng phấn hóa của sơn.

2. Cách sửa chữa và phòng ngừa sơn bị phấn

Loại bỏ tất cả dấu vết của phấn bằng cách rửa sạch. Để tường thật khô trước khi sơn lại bằng sơn ngoại thất cao cấp.

Sơn nội thất, sơn ngoại thất đều có những loại chuyên dụng cho từng vị trí. Lựa chọn đúng loại sơn nhà cũ phù hợp thì bạn tiết kiệm được lượng lớn công sức để sửa chữa. Nếu bạn cần tư vấn các loại sơn tường nhà từ Inno Paints thì đừng quên liên hệ với chúng tôi. 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button