3 cách chống thấm tường thách thức mọi điều kiện về thời tiết 

chống thấm tường

Ngôi nhà là tài sản cố định của cả đời người. Việc xây dựng và đảm bảo chúng bền vững xinh đẹp trong thời gian dài là điều ai cũng muốn. Vậy có những cách nào để duy trì sự vững bền này lâu dài nhất? Hãy tìm hiểu một trong những phương pháp được 100% thi công áp dụng hiện nay. Đó chính là chống thấm tường 360 độ mọi ngóc ngách cho ngôi nhà. 

I. Nguyên nhân khiến tường bị thấm nước

chống thấm tường
Nguyên nhân khiến tường bị thấm nước – chống thấm tường

Hiện tượng tường nhà thấm nước diễn ra ở cả những công trình mới và cũ. Vậy nguyên nhân nào khiến cho hiện tượng này diễn ra? Hãy điểm qua những lý do sau đây để biết có phải bạn đang gặp trường hợp tương tự không nhé. 

  1. Các loại vật liệu thông thường như vữa trát tường, gạch đều có khoảng cách giữa các hạt lớn. Chúng lớn hơn nhiều so với đường kính của phân tử nước. Do vậy, khi bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước thì các phân tử nước dễ dàng len lỏi vào trong. Theo thời gian càng nhiều nước đi vào thì diện tích bị thấm nước ngày càng tăng. 
  2. Tường nhà bị thấm do hệ thống ống thoát nước, ống dẫn nước không đảm bảo. Chúng bị rò rỉ, tích tụ nhiều ngày làm mục rữa vôi vữa. Phần bị hỏng đó luôn trong trạng thái ẩm và vết loang lổ. 

Những phần dưới đây chúng tôi sẽ lý giải tại sao cần chống thấm tường.

II. Tại sao cần phải thi công chống thấm cho các bức tường?

chống thấm tường
Tại sao cần thi công chống thấm tường

Thi công chống thấm cho tường nhằm mục đích ngăn ngừa những hậu quả mà chúng gây ra. Chúng ta đều biết rằng nước và hơi nước đều là những phân tử vô cùng nhỏ. Chúng rất dễ dàng len lỏi vào những ô trống li ti trên tường nhà. Sự xâm nhập của hơi nước có thể làm oxi hóa hệ thống bê tông cốt thép trụ đỡ cả tòa nhà. Từ đó làm cả công trình nhanh chóng bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng. 

Không chỉ là kết cấu sắt thép bị phá hủy, tường nhà bị thấm nước còn gây những hậu quả khác. Điển hình là mất thẩm mỹ của ngôi nhà. Vết rạn nứt bê tông, vết ẩm mốc loang lổ. Màu xanh vàng của rêu bao phủ toàn bộ phần bị ẩm mốc. Điều này làm xấu mỹ quan cả trong và ngoài căn nhà. 

Hơn thế, sự sinh sôi của nấm mốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nấm mốc, vi khuẩn hay sinh sôi trong những nơi ẩm thấp. Khi chúng phân phát những bào tử nhỏ trong nhà sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. 

Hiện tượng thấm nước còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, rò rỉ điện cao. Hệ thống dây điện  hiện nay hầu như được đi ngầm trong tường nhà. Nếu thấm nước, vô tình điện trần sẽ làm chập cháy toàn bộ hệ thống. 

III. 3 cách chống thấm tường hiệu quả nhất

chống thấm tường
3 cách chống thấm tường hiệu quả nhất

1. Sơn chống thấm phần tường trong nhà

Sơn chống thấm trong nhà áp dụng cho cả nhà mới xây và nhà đã sử dụng. Với nhà mới xây sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài. Với nhà đã sử dụng một thời gian thì dùng sơn chống thấm sẽ ngăn chặn hiện tượng: 

  • Rạn nứt tường
  • Rêu mốc, ẩm ướt
  • Mục vữa phần chân tường nhà vệ sinh

Sơn chống thấm trong nhà sẽ dễ dàng thực hiện hơn vì chúng không tiếp xúc trực tiếp nhiều với nước mưa. Chống thấm trong nhà cũng dễ dàng phát hiện sớm để xử lý kịp thời. 

Cách chống thấm tường nhà mới xây bạn chỉ cần dùng bột trét tường, sơn lót và sơn chống thấm và sơn màu nhà. Thi công từng lớp theo thứ tự là có thể chống thấm được phía trong. 

2. Sơn chống thấm cho phần ngoài nhà

Mọi công trình hiện nay đều sử dụng sơn chống thấm ngoài nhà. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nước mưa. Nếu không thực hiện chống thấm chất lượng, công trình xuống cấp là điều tất nhiên. 

Với những ngôi nhà bị thấm sau một thời gian sử dụng, trước khi dùng các lớp sơn thì cần vệ sinh sạch sẽ. Các bước thực hiện cách chống thấm tường ngoài:

Bước 1: Cạo sạch lớp sơn bong tróc, nấm mốc có trên tường bằng giấy ráp. 

Bước 2: Làm đầy những vết nứt, vết hở, vết vôi vữa bằng bột trét tường chuyên dụng cho tường ngoài trời.  

Bước 3: Phủ các lớp sơn chống thấm lên bề mặt tường. 

3. Cách chống thấm cho tường nhà có vết nứt

Với những vết nứt trên tường nhà mới, bạn chỉ cần sử dụng keo chống thấm nhà chuyên dụng để chống thấm cho các vết nứt đó. Tuy nhiên, với những vết nứt xuất hiện từ lâu và sâu thì cần làm những công việc chống thấm sau:

  • Đục rộng và sâu 3 – 4cm quanh vết nứt
  • Vệ sinh sạch sẽ vết nứt
  • Tiến hành làm đầy vết nứt bằng nguyên liệu chuyên dụng
  • Sơn chống thấm lên vị trí vừa tu sửa

Trên là những cách chống thấm tường nhà cũ và mới hiệu quả nhất. Mong rằng bạn đọc sẽ có được kinh nghiệm để giữ cho tổ ấm của mình luôn xinh đẹp và tươi sáng. 

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button