Làm thế nào để sơn nhà cũ cho phần ngoại thất đúng chuẩn? – Phần 1

Lớp sơn bên ngoài tồn tại trong bao lâu? - Sơn nhà cũ

Lớp da bên ngoài mỏng của sơn đã và đang bảo vệ khối tài sản quan trọng trong đời bạn. Đó chính là ngôi nhà. Che chắn nó khỏi sự tàn phá của nắng, mưa và gió. Cho tới khi chúng bắt đầu nứt và bong tróc. Đó là thời điểm lớp sơn nhà cũ cần bỏ đi và thay thế bằng lớp mới. Đẹp hơn, chất lượng hơn và an toàn hơn. 

I. Lớp sơn bên ngoài tồn tại trong bao lâu?

Lớp sơn bên ngoài tồn tại trong bao lâu? - Sơn nhà cũ
Lớp sơn bên ngoài tồn tại trong bao lâu? – Sơn nhà cũ

Bạn đã từng tự hỏi lớp sơn nhà cũ của mình đã dùng được bao lâu chưa? Theo thời gian trung bình sử dụng, nếu được sơn đúng cách thì lớp sơn ngoại thất tồn tại được trong khoảng 15 năm. Điều kiện là sơn sử dụng phải đạt chất lượng tốt. Quá trình thi công cẩn thận cả về kỹ thuật và thời tiết. Quan trọng là lớp bề mặt sơn như tường, kim loại phải được làm sạch trước. 

Đã đến lúc bạn nên thay cho ngôi nhà của mình một chiếc áo mới chưa? Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những công việc bạn cần làm để hoàn thiện sơn ngoại thất cho ngôi nhà.

II. Rửa lớp sơn nhà cũ 

Trước khi sơn bất kỳ bề mặt ngoại thất nào công việc đầu tiên cần làm đó là chà rửa kỹ bề mặt. Hoạt động này loại bỏ bụi bẩn và cặn sơn bị phân hủy. Giúp lớp sơn mới không bị bám dính. Loại bỏ nấm mốc phát triển trên sơn ở những nơi bị ẩm mốc. Có thể sử dụng vòi, bình xịt và bàn chải nhẹ nhàng vệ sinh ngoài. Có thể dùng các loại thiết bị có công suất lớn như máy phun nước. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi sử dụng vì lực nước thoát ra mạnh có thể khiến cửa sổ bị ảnh hưởng. 

Tường phải được làm ướt trước khi cọ rửa. Sau đó rửa sạch bằng nước pha với hóa chất tẩy rửa clo. Thực hiện rửa theo từng khu vực, từ dưới lên trên. Đảm bảo rửa sạch tường trước khi dung dịch khô. 

III. Cạo các lớp sơn nhà cũ bị bong tróc

Lớp sơn nhà cũ qua sự phá hủy của thời gian dễ dàng bị bong tróc, sủi bong bóng, phồng rộp. Tất cả những dấu hiệu đó cần cạo sạch trước khi sơn mới. Một vài loại sơn có chứa chì. Do đó, bạn sẽ cần phải có các biện pháp phòng ngừa trong giai đoạn cạo và chà nhám để bảo vệ bản thân, gia đình và khỏi bụi độc hại. Nếu sơn không chứa chì, bạn chỉ cần đeo mặt nạ chống bụi. Nhớ  trải bạt để hứng các mảnh vụn trước khi thực hiện các công đoạn tiếp theo. 

Nếu bạn muốn bảo vệ các công trình xung quanh khỏi bụi bẩn, hãy sử dụng tấm nhựa che bao phủ chúng. Vậy thì các bụi nhỏ sẽ không bám dính ở mọi nơi. Và chúng không ảnh hưởng khiến cho hệ hô hấp của mọi thành viên gặp vấn đề. Lưu ý, bụi sơn là chất không hề tốt cho cơ thể con người một chút nào. 

IV. Sử dụng giấy nhám làm phẳng

Sử dụng giấy nhám làm phẳng - sơn nhà cũ
Sử dụng giấy nhám làm phẳng – sơn nhà cũ

Lớp sơn hỏng đã được loại bỏ hoàn toàn. Lúc này bạn cần nghiêm túc đánh giá bề mặt của tường. Nếu phần lớn lớp sơn còn lại vẫn bám dính tốt và không quá gồ ghề. Bề mặt còn lại có thể dễ dàng được làm nhẵn bằng giấy nhám. Nhưng nếu lớp sơn cũ còn lại ít bạn nên thực hiện loại bỏ hết chúng. 

V. Lấp đầy các lỗ và vết nứt

Lấp đầy các lỗ và vết nứt - sơn nhà cũ
Lấp đầy các lỗ và vết nứt – sơn nhà cũ

Những vết nứt hay lỗ trên bề mặt tường cần xử lý vô cùng cẩn trọng. Đây là xuất phát điểm hình thành nên hiện tượng thấm nước ngôi nhà. Rêu mốc cũng được hình thành từ đây. Từ vết nứt nhỏ, qua thời gian sẽ lan rộng và làm mất thẩm mỹ ngôi nhà. Các vết nứt là vị trí để nhiệt độ và độ ẩm len lỏi vào trong kết cấu tường, phá hủy từng lớp từng lớp. Do đó, lấp đầy chúng là ngăn chặn những vấn đề về lớp sơn tường sẽ phát sinh trong tương lai. 

Xử lý các vết nứt này bằng keo trám nứt tường chuyên dụng. Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả đối với những vết nhỏ, chạy thành rãnh. Bạn chỉ cần bít nó lại, giống như hàn hai bộ phận lại với nhau. Với các lỗ và vết nứt lớn, cần hòa trộn xi măng tinh để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Hãy tiếp tục đón đọc phần hai của chủ đề “Làm thế nào để sơn nhà cũ đúng chuẩn” của Inno Paints nhé. 

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button