13 phong cách thiết kế nội thất khác nhau cho ngôi nhà – Phần 1

Phong cách nội thất hiện đại

Chào mừng bạn đến với các phong cách thiết kế nội thất của chúng tôi. Đây là phần đầu tiên trong danh sách phong cách thiết kế nội thất khác nhau. Khi tham khảo xong, chắc hẳn bạn sẽ có được kiểu phù hợp với bản thân. Tin tôi đi, nếu những bài viết này chưa cung cấp đủ cho bạn? Đừng quên liên hệ với chúng tôi để nhận thêm 9+ phong cách đặc biệt khác của Inno Paints. 

I. Phong cách nội thất truyền thống

Phong cách nội thất truyền thống
Phong cách nội thất truyền thống

1. Đặc điểm của phong cách truyền thống

Phong cách thiết kế nội thất truyền thống bắt nguồn từ nhiều phong cách châu Âu cổ điển. Đến ngày nay sẽ được gọi chung “truyền thống”. Các đặc điểm trong thiết kế nội thất của phong cách truyền thống là: 

  • Phản ánh lối trang trí cổ điển của Châu Âu
  • Các đường gờ và ốp gỗ tường, chân tường phức tạp
  • Đồ nội thất trang nhã và hướng tới yếu tố cổ
  • Đồ nội thất thường sẽ có màu trung tính kết hợp với những màu rực rỡ ở phần làm điểm nhấn 
  • Kết hợp đồ nội thất và phụ kiện 
  • Đồ vật là từ các loại vải dệt đắt tiền như lụa , nhung, cashmere. Hoặc các loại vải mềm mại thoải mái như bông hoặc vải lanh
  • Các mẫu đá lát hay sàn có hoa văn phức tạp

2. Nguồn gốc và cách trang trí

Thiết kế nội thất truyền thống lấy cảm hứng và chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách trang trí của châu Âu cổ đại. Phổ biến ở thế kỷ thứ XVIII và IXX. Nội thất cho loại thiết kế này thường to và đồ sộ nhưng vẫn luôn phong cách và thanh lịch. 

Kiểu thiết kế này thích hợp cho người yêu thích đồ trang trí có hơi hướng bề dày lịch sử. Có thể là các tác phẩm nghệ thuật cổ điển, đồ vật đối xứng. 

Đặc điểm màu sắc của thiết kế này là tông màu phong phú, gỗ tối màu. Điểm đặc biệt nhất là các bức tường thường được phối màu sơn với gam các trung tính. Những màu này làm nổi bật các món đồ nội thất và trang trí. Người theo chủ nghĩa truyền thống cũng thích tạo ra các chi tiết kiến ​​trúc phức tạp như tấm gỗ, trần nhà bằng gỗ, tủ âm tường. 

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của thiết kế nội thất truyền thống là tính “đối xứng”. Có nghĩa là mọi thứ từ ghế sofa đến đèn đến phụ kiện đều phải đi đôi với nhau. Thiết kế này hướng tới một không gian cân bằng. Mọi thứ sẽ là phụ trợ để  tập trung vào một tiêu điểm. Thường là các thiết bị điện tử như TV, tác phẩm nghệ thuật hay lò sưởi.

II. Phong cách nội thất hiện đại

Phong cách nội thất hiện đại
Phong cách nội thất hiện đại

1. Đặc điểm trong phong cách thiết kế

Phong cách nội thất hiện đại đúng nghĩa được nhắc tới nhiều trên truyền thông hơn là cuộc sống thực. Mọi người đều đánh giá cao về thiết kế của nó. Chắc chắn sẽ mang tới cảm giác mát mẻ thoải mái. Tuy nhiên khi sống trong một không gian có màu sắc quá đơn điệu và hướng về tông lạnh, con người luôn hướng về cách trang trí ấm áp.

Do vậy, khi thiết kế nhà ở, các kiến trúc sư sẽ thực hiện kết hợp yếu tố khác vào đó. Những chi tiết có thể là vật liệu, góc cạnh và đường nét để thêm sự ấm áp. 

Các đặc điểm chính để nhận biết phong cách thiết kế nội thất hiện đại:

  • Không có vật trang trí
  • Sự bất đối xứng là xây dựng có chủ ý
  • Sắp xếp gọn gàng theo từng khu vực
  • Màu trung tính kết hợp với màu cơ bản có độ tương phản màu đậm
  • Thảm có hoa văn hình học hoặc thảm lớn thiết kế đơn giản 
  • Đồ nội thất có các đường nét và hình dạng cơ bản rõ ràng. Các vật liệu được ưu chuộng là kim loại, crom hoặc thủy tinh. 
  • Tập trung vào nghệ thuật thay vì phụ kiện
  • Không gian nhà ở thiết kế mở

2. Chi tiết về trong thiết kế

Các nhà thiết kế nội thất hiện đại được mô tả là siêu “bóng bẩy”. Họ tập trung quá mức vào bảng màu thiết kế đơn giản. Đi đôi với đó là các góc và đường nét rõ ràng, tỉ mỉ, cắt gọt gọn gàng. Một trong những đặc điểm khác biệt nhất của các nhà có thiết kế nội thất này là xu hướng sử dụng bảng màu đơn sắc. Màu đen và trắng thường là màu sắc đặc trưng. Thường phối hợp đi kèm với các màu cơ bản như xanh lam, đỏ và vàng.

Thiết kế theo phong cách này luôn thể hiện sự tươi mới, thanh lịch và đơn giản trong mọi thứ. Điều này đối lập hẳn với phong cách đương đại. Khi mà đương đại tập trung vào việc tô điểm cho không gian. Nhưng tất nhiên, với kỹ năng và tinh tế bạn sẽ không nhận ra được điểm “thừa” trong thiết kế.

III. Phong cách trang trí nhà đương đại

Phong cách trang trí nhà đương đại
Phong cách trang trí nhà đương đại

Nhiều không gian mở, nhiều ánh sáng, thiết kế đường thẳng, nhiều kín.

Các đặc điểm trong thiết kế đương đại:

  • Không gian nhà mở
  • Bố cục không theo quy định nhất định
  • Sử dụng ánh sáng tự nhiên
  • Màu sắc thiên về trung tính
  • Chi tiết điểm nhấn thường là kính
  • Các chi tiết vải thường là chất liệu thiên nhiên
  • Tông màu gỗ hoặc rất sáng hoặc rất tối
  • Thiết kế ánh sáng giống như cả công trình nghệ thuật.

Các thiết kế đương đại luôn đuổi kịp xu hướng và phong cách hiện tại. Do đó chúng không hướng tới một phong cách thiết kế cụ thể. Những người kiến trúc sư sáng tạo theo phong cách này phải có cảm quan nhạy cảm về những gì đang có ở thế giới hiện tại. Không ngừng phát triển và mang những nét hiện đại chính là những cái mà họ luôn hướng tới.

IV. Thiết kế nội thất chuyển tiếp

Thiết kế nội thất chuyển tiếp
Thiết kế nội thất chuyển tiếp

Phong cách thiết kế nội thất chuyển tiếp là một phong cách khó có thể định nghĩa. Chúng gồm nhiều phong cách kết hợp như truyền thống lâu đời, hiện đại hoặc cả đương đại. Người ta thường nhầm lẫn thiết kế chuyển tiếp với thiết kế đương đại. 

Các đặc điểm thiết kế nội thất chuyển tiếp bao gồm:

  • Đồ nội thất có viền cong với lớp sơn mài 
  • Hạn chế sử dụng các phụ kiện
  • Sử dụng nghệ thuật là điểm nổi bật nhất
  • Bảng màu sử dụng chủ đạo là trung tính
  • Các chất liệu sử dụng cho đồ nội thất là gỗ, thủy tinh, sơn mài, mây, vải, thép và kim loại

Bài viết đầu tiên Inno Paints đã giúp bạn đọc hiểu thêm về 4 loại phong cách phổ biến nhất. Hãy tiếp tục theo dõi các phần 2phần 3 trong seri “phong cách thiết kế nội thất cho ngôi nhà”  của chúng tôi. 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button