13 phong cách thiết kế nội thất khác nhau cho ngôi nhà của bạn – Phần 2

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Inno Paints tiếp tục mang đến cho bạn đọc phần tiếp theo về các phong cách thiết kế trong nội thất. Có thể 4 kiểu này sẽ xa lạ với bạn nhưng nếu tìm hiểu kỹ, chắc chắn không làm bạn thất vọng. 

V. Phong cách thiết kế nội thất Mid-Century Modern

Phong cách thiết kế nội thất Mid-Century Modern
Phong cách thiết kế nội thất Mid-Century Modern

Thiết kế nội thất theo phong cách Mid-Century Modern sẽ đưa bạn trở lại những năm 50-60 của thế kỷ trước với những thứ mang tính biểu tượng nhất. Đó là sự pha trộn độc đáo của chủ nghĩa tối giản và kiểu dáng hoài cổ. Chủ đề mà các nhà thiết kế theo đuổi ở đây là “không cầu kỳ”. Các đường nét thể hiện đơn giản, sắc nét, nhiều gỗ. Có bóng mờ tinh tế và màu xanh lam, xanh lá cây. Những thiết kế này được xem là phá vỡ các quy ước thiết kế truyền thống. 

Một số thiết kế điển hình được áp dụng bao gồm sản xuất chế tạo đơn giản, giữ nguyên tối đa hình dạng tự nhiên của nguyên liệu, thường ở dạng thô, ván ép nhựa đúc, ít gọt giũa vuông thành sắc cạnh hoàn hảo. 

VI. Phong cách thiết kế Shabby-Chic

Phong cách thiết kế Shabby-Chic
Phong cách thiết kế Shabby-Chic

Shabby-chic trở nên phổ biến với phong cách trang trí nhà cổ điển và tự thiết kế. Đó là trang trí nội thất từ những việc làm thủ công, có thể gọi là “handmade”. Bạn có thể lựa chọn những thứ tốt nhất, phù hợp nhất theo xu hướng bấy giờ. 

Các đặc điểm chính trong thiết kế shabby-chic

  • Trang trí mang lại cảm giác mềm mại, nữ tính,
  • Các loại vải và đồ vật mang tính cổ điển,
  • Sàn quét vôi trắng hoặc tẩy thành màu trắng
  • Bảng màu sử dụng chủ đạo có sắc nhạt
  • Nội thất có nhiều bản in hoa

Các nhà thiết kế nội thất Shabby Chic lấy nguồn cảm hứng từ phong cách và cổ điển. Tuy nhiên, họ tập trung hơn trong việc ta ra các nét nữ tính mềm mại và tinh tế. Hầu hết các đồ nội thất đều có vẻ ngoài man mác buồn, lặng im, cũ kỹ mang kiểu dáng rất cổ. Mục đích của kiểu thiết kế là kết hợp đặc điểm của đương đại, hiện đại khi sử dụng chất liệu thô và ráp.

Một số đồ vật để thể hiện trọng điểm là đồ treo tường. Đèn chiếu sáng ánh sáng nhẹ mỏng manh. Các loại vải được dệt từ vải lanh, sử dụng kết hợp màu trắng và màu phấn.

VII. Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Thiết kế công nghiệp trở nên phổ biến bắt đầu ở những năm 1990 khi nhiều trung tâm thành phố ở Bắc Mỹ bắt đầu được tân trang lại bằng cách chuyển đổi các cơ sở sản xuất và nhà kho cũ thành các căn hộ và các tòa nhà dân cư để ở. Thay vì che đậy hay tháo dỡ toàn bộ những tàn dư còn sót lại của nhà máy như tường gạch, đường ống và dây điện lộ ra ngoài thì họ xem xét giữ lại những chi tiết phù hợp. Điều này tạo nên một phong cách rất công nghiệp. 

Các đặc điểm chính trong kiểu thiết kế này:

  • Những hình ảnh thô và chưa hoàn thiện,
  • Sự kết hợp giữa màu xám, màu trung tính và màu mộc mạc
  • Các chi tiết thực tế hoàn toàn
  • Các mặt tường lớn
  • Sử dụng các mảnh đồ của nhà máy và phòng thí nghiệm cổ điển và cũ
  • Bề mặt nội thất từ gỗ và kim loại
  • Nền nhà từ bê tông.

Các nhà thiết kế nội thất theo hướng công nghiệp làm mọi thứ từ các loại vật liệu thô. Đồ vật làm từ kim loại lủng lẳng. Trần nhà cao, đồ nội thất thưa thớt và ván sàn trần trụi. Kiểu thiết kế này thể hiện vẻ ngoài lạnh lùng, kỳ quái. Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế có thể sử dụng thêm ánh sáng, tác phẩm nghệ thuật và nhiếp ảnh trừu tượng để thêm màu sắc cũng như sự tinh tế. Nội thất công nghiệp được mô tả là “thực sự mộc mạc và trưởng thành”. 

VIII. Phong cách thiết kế chiết trung

nội thất
Phong cách thiết kế chiết trung

1. Chiết trung là gì?

Chủ nghĩa chiết trung theo wikipedia được hiểu là một cách tiếp cận không hề cứng nhắc theo một hình mẫu hay giả định nào đó; chiết trung được rút ra từ nhiều lý thuyết, ý tưởng hay phong cách để bổ sung vào một chủ đề. Do vậy, phong cách này thường không có quy ước cụ thể. Đôi khi không có sự thanh nhã đơn giản. Và tất cả điều trên khiến phong cách thường bị đánh giá thiếu nhất quán trong tư duy.

2. Đặc điểm thiết kế đồ nội thất phong cách chiết trung

Thiết kế chiết trung là sự phô diễn các yếu tố tương phản bao gồm màu sắc, đồ đạc và chất liệu. Nó có thể dễ dàng bị làm quá để trông khủng khiếp. Nhưng khi được làm tốt, các khía cạnh tương phản được liên kết với nhau để tạo ra một thiết kế gắn kết và hấp dẫn.

Đặc điểm chung  trong thiết kế:

  • Bảng màu đa dạng với nền tảng là màu trung tính
  • Các khu vực khác nhau trong phòng được liên kết với nhau bằng màu sơn, rèm vải
  • Tính chất tương phản và đa dạng được nhấn mạnh 

Các nhà thiết kế nội thất chiết trung thường có tính cách vui tươi. Họ thích pha trộn giữa nhiều phong cách để tạo ra điều mới mẻ độc đáo. Vay mượn ý tưởng từ nhiều xu hướng và thời gian khác nhau. Cuối cùng sản phẩm phá vỡ các quy tắc và luôn thể hiện điều thú vị riêng. 

Mặc dù các thiết kế của chiết trung thực sự rất đa dạng. Chúng giống như tụ hội của tất cả mọi thứ. Nhưng vẫn mang lại sự cân bằng, pha trộn gắn kết giữa thiết kế, màu sắc và họa tiết trang trí.

4 phong cách thiết kế tiếp theo nằm trong các bài viết về “12 phong cách thiết kế nội thất” được ưa chuộng nhất hiện nay. Tham khảo lại bài viết đầu tiên của chúng tôi: phong cách thiết kế nội thất phần 1 và cùng đón chờ phần tiếp theo, cũng là phần cuối trong seri: phong cách thiết kế nội thất phần 3.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button