Nguồn gốc của sơn nước là gì? Ưu nhược điểm khi sử dụng sơn gốc nước

Hai loại sơn nước: sơn acrylic và sơn latex

Sơn nước là sản phẩm sơn chủ lực trong hầu hết các công trình sơn nội ngoại thất. Đây là loại sơn dễ lau chùi, nhanh khô và không có mùi hắc như một số loại sơn có gốc dầu. Trước khi bạn đến cửa hàng để tìm mua sơn cho dự án thi công của mình, hãy tìm hiểu về các loại sơn màu nước khác nhau theo phân tích từ các chuyên gia của chúng tôi dưới đây.

I. Lịch sử ra đời của sơn gốc nước

Lịch sử ra đời của sơn gốc nước
Lịch sử ra đời của sơn gốc nước

Tiền sử của “sơn” xuất hiện trong lịch sử loài người được làm từ đất sét, các loại quả mọng có màu và hoa khác nhau. Khi làm ra bột màu, họ sẽ tiến hành pha trộn các loại màu bột với chất kết dính để tạo nên màu sơn của riêng họ. Chất kết dính ở đây được làm từ mỡ động vật, sữa bò và thậm chí cả trứng.  Trong những ngày đầu, chất kết dính bao gồm mỡ động vật, sữa bò và thậm chí cả trứng.

Tới năm 1865, DP Flinn nhận được bằng sáng chế đầu tiên cho sơn nước. Công thức của Flinn pha trộn nước với kali hydroxit, kẽm oxit, sữa, nhựa cây và dầu hạt lanh. Trong những thập kỷ tiếp theo, các nhà sản xuất tiếp tục cải tiến công thức để cho ra các sản phẩm sơn. 

Sự ra đời của latex vào những năm 1940 đã cách mạng hóa ngành công nghiệp sơn. Chất liệu này giúp sản xuất sơn màu nước chất lượng cao hơn với khả năng ứng dụng được nâng cao. Loại chất latex này được hòa trộn thành sơn là một polime tổng hợp có các tính chất và đặc điểm riêng biệt.

II. Hai loại sơn acrylic và sơn latex

Hai loại sơn acrylic và sơn latex
Hai loại sơn nước: sơn acrylic và sơn latex

Acrylic và latex tạo nên hai loại sơn gốc nước và mỗi loại có những mục đích sử dụng khác nhau. Sơn latex và acrylic được sử dụng chủ yếu để sơn nội thất nhà, sơn các loại vật liệu.

Khi so sánh sơn nhà gốc nước acrylic và latex thì có thể sẽ có nhiều điểm giống nhau. Do vậy, cả hai từ đã trở thành thuật ngữ chung khi đề cập đến sơn gốc nước. Tuy nhiên, chúng đều có sự khác biệt. Các nhà sản xuất sơn sử dụng các quy ước đặt tên khác nhau. Do đó cũng gây khó khăn cho người dùng trong việc xác định 2 loại sơn màu nước này. Thậm chí, bạn còn có thể nhìn thấy trên bao bì có ghi tên là “sơn latex acrylic”. Vô cùng bối rối đúng không? Những lúc này, các chuyên gia tư vấn về sơn như Inno Paints sẽ làm nhiệm vụ quân sư tư vấn cho người dùng. 

Mặc dù cả hai loại sơn đều có những đặc điểm giống nhau. Những bạn sẽ phải biết được mình đang cần loại nào cho công đoạn sơn của mình.

1. Sơn acrylic

Nói chung, bất kỳ loại sơn nào có nhãn “acrylic” đều có nhiều polyme acrylic hơn sơn latex. Do đó, giá sơn nước acrylic thường cao hơn và cung cấp độ kết dính, độ bền và khả năng phục hồi tốt hơn. Sự khác biệt với latex không đáng là bao đối với vách thạch cao, bờ tường của không gian nội thất. Nhưng đối với tủ bếp hoặc bàn ghế ngoài trời, điều đó rất có ý nghĩa. Một số nhà sản xuất sử dụng từ “tráng men” trong mô tả loại sơn này để thể hiện sơn acrylic đặc biệt bền chặt.

2. Sơn latex

Để tiết kiệm chi phí, sơn latex chứa tỷ lệ polyme acrylic thấp hơn. Loại sơn này hoàn hảo cho bề mặt thẳng đứng như tường nội thất của bạn. Tuy nhiên, khả năng chống ăn mòn cho ngoại thất lại không bằng sơn acrylic. Những người chủ thi công và người tự sơn yêu thích loại sơn này vì nó mang lại độ che phủ cao hơn sơn acrylic. Chúng ít tốn kém hơn và thân thiện với môi trường hơn.

III. Ưu điểm của sơn màu nước

Ưu điểm của sơn nước
Ưu điểm của sơn nước

Sơn nước bám dính tốt trên nhiều loại bề mặt nội ngoại thất. Do đó, những lỗi khi sơn như bong, tróc, phồng rộp theo những diện tích lớn thường không xảy ra. Những lợi ích chính của sơn màu nước bao gồm :

Độ bền và độ bám dính vượt trội với hầu hết các loại bề mặt và có độ mềm dẻo tốt hơn sơn gốc dầu.

Giữ màu, chống trôi phấn và phai màu.

Tính dễ ứng dụng. Có thể thực hiện thao tác sơn với những đường sơn mượt mà, đồng đều, ít phải kéo cọ lăn đi lăn lại nhiều lần.

Sơn chống thấm, nấm mốc. Các chất phụ gia làm giảm sự phát triển của nấm mốc và giúp duy trì vẻ tươi mới của sơn.

Tính linh hoạt. Có thể được sử dụng trên nhiều loại chất nền. Bao gồm gỗ, bê tông, vữa, gạch, vách nhôm, vách vinyl và kim loại mạ kẽm.

Mùi sơn. Ít mùi hơn đáng kể so với những loại sơn gốc dầu.

Thời gian khô. Thời gian để sơn gốc nước khô hoàn toàn là sau một đến sáu giờ. Tùy theo điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm sẽ có thể sơn lại hoặc sơn chồng các lớp tiếp theo ngay trong ngày.

Vệ sinh. Dễ dàng thực hiện vệ sinh vết bẩn bằng nước và xà phòng.

IV. Nhược điểm của sơn 

Nhược điểm của sơn màu nước
Nhược điểm của sơn gốc nước

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng sơn gốc nước cũng có một vài nhược điểm như: 

Sơn gốc nước trở nên khó sử dụng khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.

Sơn gốc nước có thể hiển thị nhiều nét vẽ, đường vẽ và đường lăn sơn hơn sơn dầu. Do đó, nếu không sử dụng đúng kỹ thuật của máy phun sơn nước, hoặc thợ sơn nước không chú ý thì thẩm mỹ của công trình sẽ không cao.

Sơn gốc nước có thể bám dính kém trên bề mặt kim loại thô, bóng và sáng bóng, làm nổi vân gỗ trên gỗ khi chưa sơn lót.

Tuy có những nhược điểm nhất định nhưng sơn gốc nước vẫn là sự lựa chọn ưu tiên. Nhất là đối với các thợ sơn chuyên nghiệp và người tự thi công. Sơn có tỷ lệ phần trăm thể tích chất rắn cao hơn thường có chất lượng tốt hơn. Để biết thể tích chất rắn, quý khách hàng có thể tìm hiểu trên hộp sơn hoặc tờ thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Nhưng nếu muốn có sự lựa chọn tốt nhất, chúng tôi khuyên bạn nên thảo luận về dự án sơn của mình với một chuyên gia của Inno Paints. Đừng quên tầm quan trọng của việc chọn màu sơn từ bảng màu sơn nước phù hợp khi bạn đã tìm được loại sơn phù hợp.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button